Nested Portlets
Xuất bản thông tin
Sáng kiến
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ NGOẠI VỤ
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||
| Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
| |
BÁO CÁO
Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân cấp Thành phố, Toàn quốc
I. Sơ lược lý lịch
TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) chức danh; trình độ chuyên môn | Kê khai các nội dung đóng góp trong sáng kiến, tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến ghi rõ đối với từng đồng sáng kiến (nếu có) |
Ngô Minh Hoàng | 11/12/1976 | - Nơi thường trú: số 18 ngõ 7/42, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Cơ quan, địa phương công tác: Sở Ngoại vụ Hà Nội - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Bí thư Chi bộ, Giám đốc Sở Ngoại vụ | - Tỷ lệ đóng góp: 60% - Chỉ đạo đưa ra các giải pháp về xây dựng các khung/ khuôn khổ hợp tác để làm căn cứ triển khai hợp tác. - Định hướng các nội dung rà soát, đăng ký kế hoạch tổng thể các hoạt động hợp tác đa lĩnh vực, trao đổi, đàm phán với đối tác từ sớm để rút gọn quy trình triển khai. - Tổng hợp kinh nghiệm về tích hợp các hoạt động đối ngoại chuyên môn và đối ngoại chính trị cấp cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. | |
Ngô Thị Thùy Dung | 21/11/1986 | - Nơi thường trú: Xuân Trạch, Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội - Cơ quan, địa phương công tác: Sở Ngoại vụ Hà Nội - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Trưởng phòng Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi; Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Sở. | - Tỷ lệ đóng góp: 40% - Kinh nghiệm về phối hợp, xây dựng cơ chế thông tin, trao đổi thường xuyên với đầu mối đối ngoại địa phương nước ngoài. - Kinh nghiệm, giải pháp về nghiên cứu địa bàn, xác định lĩnh vực hợp tác trọng tâm, phù hợp với điều kiện, nguồn lực, định hướng phát triển. |
II. Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến
1.Tên sáng kiến kinh nghiệm đề nghị xem xét: Triển khai chuỗi hoạt động hợp tác kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh
2. Lĩnh vực thực hiện sáng kiến: Đối ngoại địa phương
3. Thời gian thực hiện: Năm 2024
4. Thời gian bắt đầu áp dụng: Năm 2024. Có thể vận dụng lâu dài trong quá trình triển khai công tác đối ngoại.
5. Phạm vi triển khai, áp dụng : Có thể áp dụng đối với các Sở, Ban, Ngành Thành phố, UBND các quận, huyện trên địa bàn và có thể nhân rộng tới các địa phương trong cả nước, trên cơ sở phù hợp với quan hệ đối ngoại, các địa bàn, lĩnh vực ưu tiên hợp tác của từng địa phương.
6. Báo cáo chi tiết cụ thể các nội dung chính:
6.1. Sự cần thiết:
- Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, con đường phát triển, đặc điểm văn hóa, xã hội. Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Trải qua hơn 70 năm, tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai Đảng, hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối, cùng nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã trở thành tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và hai dân tộc.
- Thành công của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12/2023 đã mang đến động lực và nguồn cổ vũ lớn lao cho sự phát triển của quan hệ song phương. Việc hai bên thống nhất xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới với sự tin cậy chính trị vững chắc hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn. Trên cơ sở đó, quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai nước, trong đó có quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh tiếp tục có điều kiện phát triển thuận lợi và hiệu quả.
- Là địa phương có mạng lưới quan hệ quốc tế rộng khắp với gần 100 thành phố lớn trên thế giới, nhưng thành phố Hà Nội luôn dành ưu tiên cao trong phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là với Thủ đô Bắc Kinh, qua đó góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
- Ngày 5/10/1994, thông qua ký kết Thỏa thuận, thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh chính thức thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị. Trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai Thủ đô vẫn thường xuyên được duy trì. Tuy nhiên theo đánh giá, mức độ và hiệu quả hợp tác song phương còn chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí của hai địa phương cũng như tầm vóc của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rà soát, triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể, tạo động lực mới trong phát triển quan hệ giữa hai địa phương có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi các hoạt động giao lưu quốc tế hậu Covid-19 và quan hệ Việt – Trung bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp.
6.2 T hực trạng vấn đề :
- Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Bắc Kinh và Hà Nội đều đã trở thành những thủ đô lớn của thế giới. Cả hai Thành phố có nhiều đặc điểm tương đồng, thuận lợi để chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp cho những thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thế mạnh. Việc tăng cường hợp tác với thủ đô Bắc Kinh không chỉ có ý nghĩa chính trị đối ngoại mà còn phục vụ mục tiệu hợp tác, phát triển kinh tế, xã hội hai địa phương.
- Với mong muốn tạo một khuôn khổ hợp tác mới, cụ thể giữa hai Thành phố, làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác thiết thực, thường xuyên giữa hai bên, năm 2022, nhân chuyến thăm lịch sử của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội và Bắc Kinh ký kết thành công Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn mới giữa hai Thủ đô. Biên bản đã ghi nhận những định hướng hợp tác phong phú, cụ thể và toàn diện chưa từng có giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong giai đoạn 2022 - 2025. Năm 2023, đồng chí Đinh Tiến Dũng trên cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng có chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên. Chuyến thăm diễn ra vào năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thời điểm quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển tích cực trên tất cả các cấp, các kênh, lĩnh vực, địa phương; nhất là trong bối cảnh hai bên đang tích cực thúc đẩy và chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc; thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị (1994-2024). Trong chuyến thăm, các cơ quan chuyên môn hai địa phương đã triển khai ký kết 07 thỏa thuận hợp tác chuyên môn trên các lĩnh vực: đào tạo cán bộ, quy hoạch đô thị, y tế, bảo tồn di sản, thể thao, điện ảnh và giao lưu thanh thiếu niên.
- Đây là những tín hiệu vô cùng tích cực, cho thấy quan hệ hợp tác giữa hai Thủ đô đang đi đúng hướng, những nội dung ký kết có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của các cấp cơ sở. Tuy nhiên, các thỏa thuận ký kết chỉ mới dừng lại ở các khuôn khổ chung. Việc triển khai các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác cụ thể là các mục tiêu trước hết trong triển khai hợp tác với Bắc Kinh, nhằm tạo động lực thiết thực cho hoạt động hợp tác song phương, mang lại các giá trị, hiệu quả thực chất cho cả hai bên.
- Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hợp tác đối ngoại toàn diện nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh (1994 - 2024)
6.3 T ính mới :
- Việc tổ chức các hoạt động nhân kỉ niệm năm tròn, nẵm chẵn thiết lập quan hệ ngoại giao là khá phổ biến ở cấp quốc gia. Tuy nhiên nội dung này vẫn còn mới ở cấp địa phương. Hà Nội đã từng có một số lần tổ chức hoạt động mang tính chất chào mừng kỉ niệm năm tròn, năm chẵn thiết lập quan hệ hữu nghị cấp địa phương nhưng chỉ dừng ở 1 hoặc một số ít hoạt động lớn, chưa tạo thành chuỗi hoạt động tổng thể ở nhiều cấp và nhiều nội dung (ví dụ: Tổ chức Ngày Hà Nội tại Fukuoka năm 2023 nhân kỉ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Hà Nội – Fukkoka, Tổ chức giao lưu nghệ thuật nhân kỉ niệm 25 năm thiết lập quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh, …).
- Việc đề xuất triển khai chuỗi các hoạt động hợp tác đối ngoại toàn diện nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh (1994 - 2024) được sớm chuẩn bị trên cơ sở rà soát, đánh giá các điều kiện tiền đề, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai bao gồm:
+ Tham mưu văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, tham mưu triển khai Bản ghi nhớ giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh ký năm 2022.
+ Tham mưu văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố tới các đơn vị về việc triển khai kết quả chuyến thăm cấp cao đến Trung Quốc của Lãnh đạo Thành phố, bao gồm triển khai các Bản ghi nhớ, kế hoạch hợp tác chuyên môn đã ký kết.
+ Phối hợp với Sở Ngoại vụ Bắc Kinh tiến hành rà soát đăng ký dự kiến các hoạt động hợp tác triển khai trong năm 2024.
+ Tham mưu kế hoạch đối ngoại của Thành phố bao gồm hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Thành phố tại địa bàn Bắc Kinh.
+ Gửi văn bản đề nghị các đơn vị đăng ký các hoạt động hợp tác trong năm với Bắc Kinh để xem xét kế hoạt phân bổ triển khai và các phương án tích hợp với Đoàn đại biểu cấp cao của Thành phố.
- Về kết quả triển khai:
+ Tổ chức đoàn đoàn biểu cấp cao thành phố Hà Nội thăm Bắc Kinh tháng 5/2024 (ngoài hoạt động trao đổi đoàn tích hợp tổ chức 01 chương trình giao lưu nghệ thuật, 01 Hội thảo khoa học, 01 triển lãm di sản, 01 triển lãm ảnh, 01 lớp bồi dưỡng cán bộ. Tổng số lượng nhân sự tham dự khoảng 100 người).
+ Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ tại địa bàn Bắc Kinh, Trung Quốc.
+ Tổ chức đoàn Đại học Thủ đô sang thăm và kí kết hợp tác với Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh.
+ Tiếp tục cử các đoàn vận động viên sang tập huấn, thi đấu tại địa bàn Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh
+ Cử cán bộ của Sở Ngoại vụ Hà Nội tham gia chương trình giao lưu cán bộ đối ngoại các thành phố hữu nghị quốc tế Bắc Kinh năm 2024.
+ Tổ chức đón đoàn Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh, tổ chức Triển lãm chéo về di sản của Bắc Kinh tại Hà Nội và các hoạt động trao đổi nghiên cứu, học tập về kinh nghiệm bảo tồn, phục chế, phục dựng di sản kiến trúc.
+ Tổ chức đón đoàn Thành đoàn Bắc Kinh sang thăm, trao đổi hợp tác về công tác thanh thiếu niên, khôi phục hoạt động trao đổi đoàn giữa Thành đoàn Bắc Kinh và Thành đoàn Hà Nội.
+ Tổ chức đoàn đại biểu quận Triều Dương, Bắc Kinh sang thăm và làm việc với quận Thanh Xuân, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển địa phương.
+ Tổ chức đón đoàn Công hội Bắc Kinh sang thăm và làm việc, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác công đoàn, bảo vệ quyền lợi người lao động
+ Tổ chức đón đoàn đại biểu Công An thành phố Bắc Kinh sang thăm, làm việc, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an ninh, xây dựng lực lương an ninh tại cơ sở.
+ Thành phố Bắc Kinh đề nghị Hiệp hội thành phố hữu nghị quốc tế Trung Quốc tặng Giải thưởng Đối tác ưu tú thành phố hữu nghị quốc tế cho thành phố Hà Nội.
6.4. Đ ề xuất các giải pháp mới (Các giải pháp công tác, cải tiến công nghệ áp dụng vào thực tiễn )
Việc triển khai sáng kiến tổ chức chuỗi hoạt động giao lưu hợp tác nhân kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh đặt ra những yêu cầu giải pháp mới trong tham mưu, triển khai công tác đối ngoại của địa phương bao gồm:
- Kinh nghiệm và giải pháp về xây dựng các khung/ khuôn khổ hợp tác để làm căn cứ triển khai hợp tác.
- Kinh nghiệm về rà soát, đăng ký kế hoạch tổng thể các hoạt động hợp tác đa lĩnh vực, trao đổi, đàm phán với đối tác từ sớm để rút gọn quy trình triển khai.
- Kinh nghiệm về tích hợp các hoạt động đối ngoại chuyên môn và đối ngoại chính trị cấp cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Kinh nghiệm về phối hợp, xây dựng cơ chế thông tin, trao đổi thường xuyên với đầu mối đối ngoại địa phương nước ngoài.
- Kinh nghiệm, giải pháp về nghiên cứu địa bàn, xác định lĩnh vực hợp tác trọng tâm, phù hợp với điều kiện, nguồn lực, định hướng phát triển.
6.5. K ết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến
- Có thể nói, đây lần đầu tiên thành phố Hà Nội triển khai các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế tổng thể, toàn diện, đa tầng nấc, tập trung vào một địa bàn trọng điểm, tạo điểm nhấn nổi bật trong công tác đối ngoại địa phương. Các hoạt động đã khai thác đa dạng các lĩnh vực tiềm năng hợp tác song phương, thu được nhiều kết quả thiết thực, tạo tiền đề quan trọng bước vào năm giao lưu nhân văn Việt Trung 2025, kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc.
- Đặc biệt, chuỗi hoạt động đã tạo xung lực mạnh mẽ cho phát triển quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô. Không chỉ giới hạn trong ý nghĩa đối ngoại chính trị, chuỗi hoạt động phản ánh tính thực chất, dư địa hợp tác rộng mở trong quan hệ giữa hai bên, tiếp tục mở đường cho các hoạt động giao lưu nhân dân, tiếp xúc doanh nghiệp, hợp tác dự án cụ thể trong giai đoạn tiếp theo.
7. Đánh giá hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến của sáng kiến.
7.1 Đánh giá hiệu quả áp dụng của sáng kiến
(1) Hiệu quả về kinh tế
- Việc chủ động xây dựng kế hoạch hợp tác, kết hợp các hoạt động tạo thành chuỗi tổng thể, tích hợp các hình thức hoạt động trong hoạt động đối ngoại cấp cao; thiết laoaj kế hoạch tổng thể đã giúp hạn chế các quy trình thủ tục báo cáo lẻ, đặc biệt đối với hoạt động đối ngoại của cấp cơ sở.
- Thông qua cơ chế hợp tác với thành phố Bắc, nhiều nội dung triển khai đã nhận được sự phối hợp hỗ trợ về nguồn lực từ phía bạn (hỗ trợ công tác giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ; hỗ trợ công tác thiết kế, bố trí triển lãm, quảng bá địa phương; hỗ trợ điều kiện biểu diễn, quảng bá văn hóa; hỗ trợ gới thiệu giải pháp, kinh nghiệm bảo tồn di sản,…).
- Các hoạt động đối ngoại đã được đi vào các cấp chuyên môn cơ sở, có hiệu quả thiết thực, không chỉ dừng lại ở các khuôn khổ/ thỏa thuận kí kết chung.
- Phương pháp triển khai đoàn cấp cao có sự tham gia tổng thể của các ngành chuyên môn, đạt hiệu quả cao.
(2) Hiệu quả về văn hóa, xã hội
- Lần đầu tiên, Hà Nội có các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa có hệ thống và nội dung trọng tâm với thành phố Bắc Kinh, trong đó tập trung vào hoạt động xây dựng, phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá văn hóa và di sản lẫn nhau, bảo tồn di sản (phục dựng cung điện), khai thác giá trị di sản.
- Ngoài ra, việc tăng cường hiểu biểu văn hóa, giao lưu nhân dân đã góp phần củng cỗ vững chắc nền tảng xã hội cho quan hệ hai nước ngay từ cấp cơ sở, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.
(3) Đảm bảo An ninh - Quốc phòng
- Trung Quốc nói chung và địa bàn Bắc Kinh nói riêng có ý nghĩa chính trị đối ngoại quan trọng. Việc duy trì tốt quan hệ đối ngoại song phương có ý nghĩa tích cực đối với củng cố an ninh quốc gia nói chung.
- Bên cạnh đó, riêng trong năm 2024, Công an Thành phố triển khai trở lại hoạt động trao đổi đoàn với Công an Bắc Kinh, thực hiện đúng tinh thần của Bản ghi nhớ giữa hai địa phương và hai cơ quan, chia sẻ nhiều kinh nghiệm tích cực trong đảm bảo an ninh, an toàn tại địa phương và phòng chống tội phạm.
4) Hiệu quả trên các lĩnh vực khác (nếu có)
- Chuỗi các hoạt động hợp tác chào mừng kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh đã là động lực thúc đẩy phát triển sôi động một địa bàn hợp tác quan trọng vốn từ lâu giới hạn trong phạm vi hợp tác đối ngoại chính trị là địa bàn Bắc Kinh, Trung Quốc.
- Thông qua nghiên cứu, đề xuất và triển khai kế hoạch đã cho thấy hiệu quả thực chất từ công tác đối ngoại, khả năng kết nối trong đa dạng lĩnh vực và phản ánh tính thực chất của địa bàn hợp tác; là động lực để tiếp tục nghiên cứu, mở rộng kết nối ở các cấp cơ sở và các lĩnh vực tiềm năng khác.
- Cách thức triển khai và hiệu quả sáng kiến cũng mở ra những yêu cầu và giải pháp mới trong triển khai hoạt động đối ngoại cấp địa phương theo hướng có hệ thống, có kế hoạch, có trọng tâm và hướng tới hiệu quả cụ thể; huy động sự tham gia chủ động của các ngành chuyên môn vào công tác hợp tác quốc tế chuyên ngành.
7.2 Đánh giá khả năng nhân rộng của sáng kiến
- Thành phố Hà Nội hiện có quan hệ hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố trên thế giới, trong đó có kí kết hợp tác chính thức với hơn 60 địa phương. Nhiều địa phương đã có hợp tác từ thập niên 90 của thế kỉ 20, hoặc đầu những năm 2000. Trong đó, không ít các địa phương thuộc các địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hóa (Lào, Campuchia, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Pháp,…).
- Mô hình sáng kiến nói trên hoàn toàn có điều kiện và cơ sở triển khai ở đa dạng các địa bàn hợp tác trên cơ sở nghiên cứu về thời điểm, lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên hợp tác.
- Mô hình này đồng thời có thể phổ biến tới các địa phương khác, hoặc áp dụng cho các cơ chế hợp tác liên địa phương (Ví dụ: Kỉ niệm 20 năm cơ chế hợp tác Hội nghị hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung trong năm 2024).
8. Đánh giá phạm vi áp dụng, ảnh hưởng của sáng kiến: Số lượng, diện tích, thời gian, không gian đã áp dụng của sáng kiến.
- Việc ghi nhận kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác Hà Nội – Bắc Kinh trong Báo cáo kết quả triển khai Đoàn đại biểu cấp cao thành phố đi Trung Quốc năm 2023, Kế hoạch đối ngoại của lãnh đạo Thành phố năm 2024 và việc ký kết hàng loạt các thỏa thuận chuyên môn giữa hai địa phương đã tạo điều kiện phổ biến sự kiện đến tất cả các cơ quan chuyên môn, quận, huyện, thị trên địa bàn Thành phố.
- Các đơn vị đã tham gia triển khai các hoạt động hợp tác với Bắc Kinh trong năm 2024 vừa qua gồm đa dạng các đơn vị trong đó có các Ban Đảng, Sở, ngành thuộc UBND Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, các quận, huyện, đơn vị sự nghiệp. Thành phố Hà Nội đồng thời cử hàng trăm lượt cán bộ tham gia bồi dưỡng tại Bắc Kinh trong năm 2024.
9. Khả năng lan tỏa của sáng kiến:
Danh sách tập thể, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến trong phạm vi Thành phố:
- Sở Ngoại vụ: Chủ trì tham mưu Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong dẫn dầu thăm làm việc tại Trung Quốc tháng 5/2024; cử cán bộ tham gia giao lưu cán bộ đối ngoại các thành phố hữu nghị Bắc Kinh (Trung Quốc); tham mưu về việc thành phố Bắc Kinh đề xuất trao tặng “Giải thưởng đối tác ưu tú cho các thành phố hữu nghị với Trung Quốc”.
- Ban Tổ chức Thành ủy: Hợp tác với Trường Đảng Thành ủy Bắc Kinh tổ chức lớp Bồi dưỡng Cán bộ nguồn quy hoạch BCH Đảng bộ Thành phố nhiệm kì 2025-2030. Chủ trì triển khai các lớp bồi dưỡng cán bộ tại Bắc Kinh trên một số lĩnh vực khác.
- Sở Nội vụ: Chủ trì triển khai các lớp bồi dưỡng cán bộ tại Bắc Kinh trên một số lĩnh vực.
- Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì tham mưu triển khai Chương trình giao lưu nghệ thuật “Bền vững tình hữu nghị”, Triển lãm ảnh “Thăng Long - Tinh hoa hội tụ” tại Bắc Kinh; cử cán bộ, vận động viên sang tập huấn tại Bắc Kinh.
- Công an Thành phố: Đón đoàn đại biểu Công an Bắc Kinh
- UBND Quận Thanh Xuân: Đón tiếp đoàn đại biểu Quận triều Dương, Bắc Kinh.
- Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội: Đón tiếp Đoàn đại biểu Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, tổ chức 02 hội thảo khoa học và 02 triển lãm chéo về di sản tại Bắc Kinh và Hà Nội.
- Thành đoàn Hà Nội: Đón tiếp Thành đoàn Bắc Kinh.
- Liên đoàn Lao động Thành phố: Đón tiếp Đoàn Công hội Bắc Kinh.
- Đại học Thủ đô: Thăm làm việc, ký kết hợp tác với Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh.
10. Cam kết:
Tôi xin cam kết Sáng kiến này do tôi nghiên cứu và thực hiện, không sao chép nội dung và kết quả của người khác (hoặc vi phạm bản quyền tác giả). Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng xét, công nhận sáng kiến các cấp về toàn bộ nội dung này./.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị Người báo cáo
(Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ và tên)
Một số hình ảnh việc triển khai chuỗi các hoạt động hợp tác đối ngoại toàn diện nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị Hà Nội – Bắc Kinh (1994 - 2024)
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và đồng chí
Lưu Vĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy Bắc Kinh trao đổi tại buổi hội kiến.
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội hội kiến đồng chí Lưu Vĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy Bắc Kinh.
Ký kết kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
và Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh
Đồng chí Bùi Huyền Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận uỷ Thanh Xuân trao quà lưu niệm của quận Thanh Xuân tặng Đoàn công tác quận Triều Dương
Hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (HNMU) đã tổ chức lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với
Trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh.
Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025 – 2030
Phó Bí thư Nguyễn Văn Phong và đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội dự lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ của Thành phố Hà Nội tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam.
Thường trực Thành đoàn Hà Nội tiếp đón đoàn đại biểu Đoàn Thanh niên thành phố Bắc Kinh
Cán bộ Sở Ngoại vụ Hà Nội tham gia giao lưu cán bộ đối ngoại các thành phố hữu nghị
Bắc Kinh (Trung Quốc)
Quyết định công nhận sáng kiến
Thông báo quyết định công nhận sáng kiến
|
|